Bài đăng nổi bật

Ký hiệu OZ trên găng tay boxing có nghĩa là gì ?

Nếu bạn đang sở hữu một cặp găng tay Boxing   chắc hẳn bạn đã nhìn thấy kí hiện oz cùng với một con số phía trước. Vậy OZ là gì, đó là vi...

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

Những lưu ý khi tập bao cát đứng để đạt hiệu quả cao

Tập đấm với bao cát là điều mà bất cứ người luyện võ nào đều trải qua. Tuy nhiên, nếu không luyện tập một cách đúng thì sẽ không tạo ra hiệu quả tốt cho người tập. Nếu bạn đang luyện tập với một bao cát đứng, thì hãy cùng đọc lưu ý của chúng tôi dưới đây để giúp bạn có cách tập luyện đúng nhất nhé.

Chọn chiều cao của bao cát phù hợp

Lưu ý khi tập bao cát đứng - chọn chiều cao phù hợp
Boxer cần lựa chọn được bao cát đứng có chiều cao thích hợp
Chọn chiều cao của bao cát đấm cũng giống như việc tại sao phải chọn khối lượng bao cát phù hợp với võ sĩ vậy. Nếu với bao cát treo bạn không nên đấm bao cát có khối lượng quá 3/4 trọng lượng cơ thể thì trụ đấm boxing cũng không nên chọn loại cao quá. Nếu bạn là nữ và chỉ cao 1m5 thì không nên chọn loại bao cát đứng có chiều cao 1m7 mà nên chọn loại cao 1m6 thôi. Chiều cao lý tưởng của bao cát đứng là bằng hoặc cao hơn bạn khoảng 10cm. 
Dùng găng để tập với bao cát đứng
Tập đấm bao cát đứng phải tập với găng boxing
Bạn hãy luyện tập với một đôi găng tay boxing chất lượng để đảm bao tay bạn sẽ không bị thương khi tập luyện. Găng tay boxing không chỉ bảo vệ tránh bị chấn thương khớp tay như: bong gân, vỡ khớp,… thì còn giúp bạn tăng lực đấm để có các đòn hiệu quả nhất.
Hãy lựa chọn các loại găng tay có lớp đệm dày vừa phải chuyên dùng để luyện tập và đấm bao cát nhé. Không nên chọn loại găng tay quá dày sẽ gây cản trở khi luyện tập. 

Thay đổi kiểu đấm liên tục

Thay đổi kiểu đấm liên tục
Hãy thay đổi kiểu đấm liên tục để rèn phản xạ và sức mạnh cho cú đấm
Một điều quan trọng nữa là thực tế chiến đấu, bạn không thể chỉ dùng một cú đấm JAB hay Uppercut mà có thể hạ gục được đối thủ. Vì vậy hãy thay đổi kiểu đấm liên tục thay vì chỉ sử dụng 1– 2 kiểu đấm. Hãy tưởng tượng bao cát chính là kẻ thù của bạn, không phải chỉ đấm ở trước mặt, mà còn phải thay đổi đích đấm ở bụng, hai bên hông, móc trái móc phải, đấm liên hoàn,…

Di chuyển xung quanh bao cát 

Có một sự thật là, không có một đối thủ nào đứng yên cho bạn đấm như bao cát đứng phải không nào? Đối thủ luôn luôn di chuyển vì vậy kĩ năng di chuyển cực kì cần thiết trong võ thuật. Hãy di chuyển liên tục xung quanh bao cát ngay cả khi bạn không đấm. Cách này có thể luyện tạp cho đôi chân linh hoạt, sức bền khi chiến đấu và phản xạ né đòn. 

Đấm đúng kĩ thuật

Đấm đúng kỹ thuật với bao cát đứng
Hãy chắc chắn những cú đấm tung ra thực hiện đúng kỹ thuật
Đảm bảo khi đấm, điểm tiếp xúc đầu tiên với bao cát đứng là xương đầu ngón trỏ và ngón giữa. Nắm đấm phải thẳng tay và không gồng lên quá mức. Bao cát đứng cũng khá nặng nhưng bạn nên nhớ, đấm chứ đừng đẩy bao cát. Nếu đẩy với lực quá mạnh có lẽ bao cát sẽ đổ hoặc bật ra gây nguy cơ chấn thương. Ngoài ra cần điều chỉnh lực sao cho phù hợp, không phải lúc nào mạnh cũng là tốt anh em nhé. 

Chú ý: Bạn có thể đấm bao cát đứng liên tục trong 15 giây và nghỉ trong 15 giây.  Để cú đấm có thể có lực mạnh hơn, thì chúng ta có thể kết hợp sau khi vừa đánh liên tục, sẽ quay ra hít đất ngay thêm khoảng 10 giây nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét